BIỂU HIỆN CĂNG CƠ CỔ, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHỤC HỒI NHANH CHÓNG

Thứ ba, 07/05/2024 08:51 (GMT+07)

Căng cơ cổ khá phổ biến, xuất phát từ thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, ngủ sai tư thế, stress... Mặc dù căng cơ ở cổ có thể tự khỏi sau 2-3 ngày nhưng đau đớn kéo dài sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm.  

Căng cơ cổ là gì?

Căng cơ ở cổ là tình trạng đau, căng cứng khi xoay đầu hoặc nghiêng cổ khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt và công việc. Nghiêm trọng hơn, các cơn đau ở cổ sẽ khiến người bị không thể cử động vùng cổ, đầu trong thời gian dài.

Triệu chứng căng cơ cổ vai gáy sẽ xảy ra ở khu vực xung quanh cổ bao gồm: 

  • Các cơn đau có thể khu trú tại chỗ hoặc lan rộng đến vùng vai, cánh tay, chân hoặc vùng đầu, gây đau nửa đầu hoặc đau cả hai bên. 
  • Vẹo cổ hoặc nghiêng hẳn đầu về 1 bên do cổ bị đau. Khi sờ vào thấy cổ cứng, các cơn đau buốt có thể  tăng bất thường. 
  • Cơn đau xuất phát ở phần đáy sọ mang đến cảm giác như bị kim châm hoặc ngứa ran ở tay và các ngón tay. Đồng thời, hai vai và tay cũng cảm thấy đau đớn, yếu hơn. 
  • Vùng cổ gáy bị bầm tím hoặc sưng tấy, sờ nắn có cảm giác cơ bị căng cứng. 
  • Đau nhói hoặc cảm giác co rút tại một vùng cơ khi đổi tư thế. 

Căng cơ ở cổ là tình trạng đau, căng cứng khó khăn xoay đầu và nghiêng cổ

Nguyên nhân gây căng cơ ở cổ 

Thoái hóa cột sống

Khi các lớp sụn giữa xương đốt sống bị lão hóa do tuổi tác, chế độ sinh hoạt hay vận động quá nhiều khiến sụn khớp bị tổn thương và hao mòn dẫn đến thoái hóa khớp cổ. Khi đó, cột sống sẽ hình thành gai xương, ảnh hưởng đến chuyển động của khớp gây ra cơn đau và căng cứng cổ.

Thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm ở cột sống cổ bị thoát vị và chèn lên rễ thần kinh hoặc tủy sống dẫn đến căng cơ, đau đớn. Những thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng và tuổi tác tăng cao khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trầm trọng.

Vận động quá mức hoặc sai tư thế

Thói quen vận động quá mức, ngồi sai tư thế hoặc cúi đầu khi sử dụng điện thoại là những thói quen tưởng như vô hại nhưng có thể khiến cơ cổ bị căng. Bên cạnh đó, một số chấn thương trong quá trình tập luyện thể dục thể thao hay di chứng do tai nạn cũng khiến các mô cơ vùng cổ bị tổn thương.

Căng thẳng liên tục 

Áp lực quá mức khiến tâm trạng luôn căng thẳng dẫn đến những cơn đau, căng tức ở cổ. Khi bị căng thẳng, cơn đau sẽ lan xuống bả vai, kèm theo đau đầu và đau nửa đầu.

Tình trạng áp lực và căng thẳng quá mức dẫn đến những cơn đau, căng tức ở cổ

Cách chữa căng cơ vùng cổ hiệu quả 

Nghỉ ngơi khoa học 

Căng cơ ở cổ ở mức độ nhẹ có thể nhanh chóng thuyên giảm khi bạn dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Việc hạn chế vận động mạnh khi sinh hoạt, làm việc, luyện tập thể thao mà thay vào đó lên kế hoạch nghỉ ngơi, thư giãn thường xuyên sẽ không làm các tổn thương trở nên trầm trọng hơn.

Chườm nóng/lạnh luân phiên

Phương pháp chườm nóng, lạnh luân phiên làm dịu cơn đau nhanh hơn, hạn chế tái phát. Đây là biện pháp giúp giảm căng cơ ở cổ hiệu quả mà người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà. Bạn có thể chườm lạnh trong 15 phút rồi chuyển qua chườm nóng 15 phút tại vùng cổ bị căng cứng. Cứ cách khoảng 2 tiếng lại thực hiện chườm nóng/lạnh luân phiên tiếp theo.

Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu tình trạng căng cơ ở cổ khiến bạn đau đớn thì có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Cần lưu ý rằng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời chứ không thể chấm dứt hoàn toàn cơn đau. Hơn nữa, thuốc giảm đau sẽ gây tác dụng phụ vì thế nếu lạm dụng sẽ dẫn đến đau dạ dày, suy gan, thận.

Vật lý trị liệu chuyên sâu

Thay vì dùng thuốc giảm đau tạm thời, người bệnh có thể lựa chọn vật lý trị liệu chuyên sâu để có được hiệu quả lâu dài. Các thao tác day ấn, bấm huyệt được thực hiện để điều chỉnh và phục hồi lại sự cân bằng của các bó cơ.

Phương pháp vật lý trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu được sử dụng phổ biến giúp thuyên giảm cơn đau và làm giãn cơ cổ hiệu quả.  Các động tác không gây tác dụng phụ và mang lại hiệu quả nhanh chóng ngay lần trị liệu đầu tiên.

Hiện nay các sản phẩm ghế massage tại nhà, máy massage, gối massage, đệm massage,... có khả năng xoa bóp bấm huyệt giảm đau nhức đang được ưa chuộng. Thiết bị ứng dụng công nghệ massage chất lượng cao gồm: con lăn massage 3D-4D, sưởi ấm nhiệt hồng ngoại, túi khí nén cao cấp,... kết hợp các kỹ thuật massage  tạo cảm giác thư giãn thoải mái cho người sử dụng. 

Vật lý trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu được sử dụng tương đối phổ biến

Lưu ý khi trị bệnh căng cơ cổ

Để hạn chế bị căng cơ ở cổ, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Khi ngủ không kê gối quá cao, hạn chế nằm sấp để máu được lưu thông tốt hơn. 
  • Tư thế ngủ nằm thẳng, thả lỏng cơ thể để các vùng cơ được thư giãn. 
  • Không gục trên bàn, ngủ trên bàn với tư thế gò bó làm cản trở máu lưu thông khiến thiếu máu lên não gây đau đầu.
  • Không nên cúi đầu quá thấp và không nghiêng đầu sang một bên quá lâu.
  • Tập luyện thể thao thường xuyên để các khớp xương hoạt động ổn định, dẻo dai.
  • Khởi động kỹ và đúng kỹ thuật trước và sau khi tập thể thao.

Những lưu ý khi trị bệnh căng cơ cổ bạn cần biết

Căng cơ cổ vốn không phải bệnh lý gây nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị sẽ gây ra nhiều đau đớn, khó chịu. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Trong trường hợp các triệu chứng căng cơ ở cổ không thuyên giảm kèm theo các dấu hiệu đau lan ra các vùng khác, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị dứt điểm.

Poongsan – Thương hiệu chăm sóc sức khỏe Hàn Quốc hơn 20 năm đồng hành cùng hàng triệu gia đình Việt. Với mục tiêu cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho khách hàng, Poongsan cung cấp các thiết bị chất lượng hàng đầu như ghế massage, máy chạy bộ, xe đạp tập... tại Hệ thống hơn 100 showroom trải dài toàn quốc.

Chia sẻ:

NHẬN TƯ VẤN NHANH TỪ POONGSAN

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được bảo mật hoàn toàn!

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được bảo mật hoàn toàn!