BỆNH SUY GIẢM TRÍ NHỚ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE BẠN NHƯ THẾ NÀO?

Thứ bảy, 04/05/2024 16:44 (GMT+07)

Bệnh suy giảm trí nhớ có thể mắc ở nhiều lứa tuổi khác nhau gây tác động tiêu cực đến công việc và cuộc sống. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa chứng bệnh này, hãy cùng Poongsan tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về chứng bệnh suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ là tình trạng giảm chức năng nhận thức, khả năng dẫn truyền và lưu giữ thông tin về não bộ bị ngưng trệ. Căn bệnh này còn được gọi với tên gọi khác là suy giảm chức năng nhận thức hay hội chứng suy giảm trí nhớ. Nó khiến nhận thức kém dần, trí tuệ sa sút, hay quên, giao tiếp khó khăn, thay đổi tâm trạng. Đồng thời khó đưa ra quyết định, luôn trong trạng thái thiếu tập trung, lơ đãng khi học tập hoặc làm việc. 

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành Alzheimer, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, làm việc. Não bộ sẽ mất dần quyền điều khiển gây ra teo não, chết tế bào não, tổn thương mạch máu não, tổn thương chất trắng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), suy giảm nhận thức góp phần làm già hóa dân số, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của khoảng 36 triệu người trên thế giới. Một số các quốc gia đang xem căn bệnh này là một trong những mục tiêu cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp.

Tại Việt Nam, khoảng 50% dân số mắc hội chứng suy giảm nhận thức và chuyển thành sa sút trí tuệ chỉ 3 năm sau đó. Người bệnh thường quên những việc mới vừa xảy ra như: đóng cửa, gửi email, chìa khóa, tắt bếp,... Nếu không có biện pháp phòng ngừa và cải thiện đúng cách sẽ làm giảm nhận thức và gây khó khăn hơn trong sinh hoạt.

Suy giảm trí nhớ là tình trạng giảm chức năng nhận thức của não bộ

Một số dấu hiệu của chứng bệnh suy giảm trí nhớ

- Hay quên: Người mắc có thể bị lú lẫn nhẹ, không nhớ đồ đạc để đâu, khó nhớ các sự kiện vừa xảy ra, gặp vấn đề về hiểu và xử lý thông tin. 

- Gặp vấn đề về giao tiếp: Họ khó nhớ tên hoặc không tìm đúng từ ngữ trong cuộc trò chuyện. 

- Khó tập trung và đưa ra quyết định: Khả năng tập trung, đưa ra các quyết định, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề phức tạp đều khó khăn. Thậm chí còn giảm khả năng phán đoán, nhận định vấn đề, nảy sinh hành vi bốc đồng và không nhận thức được những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải.

- Thay đổi tâm trạng liên tục: Tốc độ thay đổi tâm trạng của họ cực kỳ nhanh chóng và thất thường. Cáu kỉnh không có lý do rõ ràng hoặc đang vui lập tức chuyển sang buồn bã hay ủ rũ. 

- Mất phương hướng: Người mắc chứng giảm trí nhớ có thể bị lạc đường ngay cả khi đến những địa điểm quen thuộc nên người nhà phải đi tìm. Trường hợp nặng hơn, họ sẽ mất khả năng đọc hiểu bản đồ, biển báo giao thông.

- Sợ hãi những thay đổi: Tổn thương các vùng não làm giảm trí nhớ khiến người bệnh dễ bị sợ hãi trước những thay đổi ở môi trường xung quanh. Họ dễ trở nên hoảng sợ, phản ứng gay gắt hoặc né tránh khi thử trải nghiệm mới.

Người bệnh dễ bị sợ hãi hơn trước những thay đổi trong môi trường

Nguyên nhân gây hội chứng suy giảm nhận thức bạn cần biết

Tác động của các gốc tự do

Các gốc tự do có trong quá trình chuyển hóa ảnh hưởng trực tiếp lên mô não chứa tới 60% lượng lipid có trong cơ thể. Ở người trẻ, hoạt động chuyển hóa diễn ra khá mạnh mẽ, các gốc tự do sản sinh ra khi tiêu thụ các loại thực phẩm như: đồ ăn nhanh, chất kích thích, thức ăn chứa nhiều năng lượng,… Nó khiến các tế bào thần kinh dễ bị tổn thương làm sụt giảm trí nhớ.

Thường xuyên bị stress và trầm cảm

Người luôn phải chịu áp lực học tập, công việc, gia đình,… khiến bản thân căng thẳng kéo dài. Điều này có thể khiến bạn khó tập trung, dễ bị phân tán và tốc độ phản ứng chậm hơn trước các tác động trực tiếp từ bên ngoài. Ngoài ra, căng thẳng cũng làm suy giảm khả năng nhận thức, trí nhớ của bạn sau một thời gian điều trị không đúng. 

Rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ vô cùng quan trọng giúp nạp lại năng lượng tích cực cho cơ thể. Ngủ đúng giờ giúp toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, hoạt động đào thải độc tố diễn ra từ từ. Hiện tượng sóng não được tạo ra nhằm lưu trữ các thông tin cần thiết tại vùng vỏ não. Tuy nhiên, việc thiếu ngủ hay rối loạn giấc ngủ cũng làm ngưng trệ quá trình chuyển thông tin đến não làm bạn mau quên.

Thiếu ngủ có thể làm ngưng trệ quá trình chuyển thông tin đến não

Tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh

Việc thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm như: đồ ăn nhanh, chất kích thích,… dễ sản sinh ra các gốc tự do khiến tế bào thần kinh dễ bị tổn thương. Dần dần não bộ bị hư hỏng, trí nhớ suy giảm, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động thường ngày.

Công việc quá tải

Khi phải đảm nhận quá nhiều việc cùng một lúc, não bộ phải hoạt động quá tải gây nên chứng suy giảm nhận thức ở người trưởng thành và người trẻ tuổi. Vì vậy, bạn chỉ nên có kế hoạch làm tuần tự từng việc một. Đồng thời không nói vội giải quyết quá nhiều vấn đề tại cùng lúc để tránh cho não bộ bị quá tải thông tin xử lý.

Thiếu chất dinh dưỡng

Ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng như: sắt, canxi, magie,... sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu chất khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi, da dẻ xanh xao, chóng mặt khiến trí nhớ giảm sút. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp não khỏe hơn, cải thiện trí nhớ, tăng cường chức năng não bộ, tăng khả năng phản xạ. 

Cách khắc phục và ngăn ngừa suy giảm nhận thức

Tập thể dục đều đặn 

Để ngăn ngừa tình trạng suy giảm nhận thức, bạn nên tạo thói quen tập thể dục đều đặn để duy trì thể lực, cải thiện huyết áp. Bên cạnh đó, việc thường xuyên luyện tập cũng tăng cường oxy cung cấp cho não bộ, thúc đẩy cải thiện hệ hô hấp và tuần hoàn.

Luyện tập thể dục thể thao cũng giúp tăng cường dinh dưỡng và oxy

Quản lý căng thẳng

Thả lỏng tâm trí, vận động nhẹ nhàng là cách hiệu quả để hạn chế tình trạng căng thẳng, stress. Hiện nay, nếu dành ra từ 15 - 30 phút/ngày để tập luyện thiền định hoặc tập yoga vừa giúp cải thiện tâm trạng vừa cho phép máu, oxy lưu thông não. Ngoài ra, duy trì kết nối với bạn bè, gia đình và cộng đồng cũng là một cách để bản thân không căng thẳng. 

Xây dựng chế độ ăn khoa học 

Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các dinh dưỡng tốt cho não như: vitamin B, omega-3, axit béo, choline. Bạn có thể ăn nấm, ngũ cốc, sữa, cá biển, trứng gia cầm,... để bổ sung dưỡng chất giúp tăng trí nhớ, cải thiện hệ thống thần kinh cho giấc ngủ ngon. Ngược lại, chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, carbohydrate, bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích sẽ làm bản thân thêm căng thẳng.

Chế độ ăn uống lành mạnh yêu cầu bổ sung các dinh dưỡng tốt cho não

Massage giải tỏa căng thẳng

Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi tạo ra những thói quen xấu như: đảo lộn giờ giấc ngủ nghỉ, ăn uống thiếu chất, suy nghĩ quá mức,... lâu dần khiến trí nhớ suy giảm. Massage giải tỏa căng thẳng là một trong những cách  hạn chế các cơn đau nhức, khó chịu xung quanh vùng cơ bắp và xương khớp mang đến cảm giác thư giãn, ngăn ngừa thoái hóa não bộ.

Ngày nay, bạn dễ dàng thư giãn ngay tại nhà với chiếc ghế massage tích hợp đa dạng chức năng xoa bóp như đôi bàn tay chuyên gia trị liệu. Đây là sản phẩm thích hợp với những ai thường xuyên bị căng thẳng kéo dài. 

Suy giảm trí nhớ là căn bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Qua bài viết, bạn đã hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh, có thêm kiến thức về phương pháp điều trị và cách khắc phục tình trạng giảm trí nhớ hợp lý.

Poongsan – Thương hiệu chăm sóc sức khỏe Hàn Quốc hơn 20 năm đồng hành cùng hàng triệu gia đình Việt. Với mục tiêu cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho khách hàng, Poongsan cung cấp các thiết bị chất lượng hàng đầu như ghế massage, máy chạy bộ, xe đạp tập... tại Hệ thống hơn 100 showroom trải dài toàn quốc.

Chia sẻ:

NHẬN TƯ VẤN NHANH TỪ POONGSAN

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được bảo mật hoàn toàn!

Chúng tôi cam kết thông tin của bạn sẽ được bảo mật hoàn toàn!